
Theo dòng lịch sử, cây cà phê đã được người Pháp trồng tại các tỉnh Tây Nguyên từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 tại các đồn điền như CADA, ROSSI, CHPI với diện tích khoảng vài trăm ha. Trải qua hàng trăm năm, đến nay Việt Nam có hơn 710.000 ha trồng cà phê, năng suất đạt 28,2 tạ/ha, cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Ngành hàng cà phê đã tạo việc làm và thu nhập cho trên 600.000 hộ nông dân, với 2 triệu lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng trồng cà phê khác trên cả nước.
Cà phê là cây trồng chủ lực, đem lại giá trị xuất khẩu lớn và mang lại nguồn
thu nhập chính cho đại đa số nông dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, giá trị
và sản lượng xuất khẩu loại nông sản chủ lực này còn thấp, lợi nhuận mang lại
cho người nông dân những năm gần đây còn bấp bênh. Do đó, việc phát triển theo
hướng bền vững, nâng cao giá trị ngành hàng cà phê là rất cần thiết.
Nhóm phóng viên Thông tấn xã Việt Nam khu vực Tây Nguyên thực hiện loạt 4 bài
“Nâng tầm giá trị cà phê Việt” nhằm đánh giá thực trạng sản xuất cà phê, khó
khăn, hạn chế cũng như những giải pháp để nâng tầm giá trị cây cà phê tại các
tỉnh Tây Nguyên.
1, Vẫn ở phân khúc thấp
Việt Nam đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và nhiều năm liền đứng đầu xuất khẩu
cà phê nhân Robusta. Việt Nam đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất cà
phê hàng hoá lớn nhưng nhìn chung người trồng cà phê vẫn chưa có được lợi nhuận
tương xứng. Bởi, cà phê Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, người tiêu
dùng thế giới còn chưa biết nhiều đến cà phê Việt Nam.
2, Chưa hưởng lợi nhiều
Tây Nguyên nổi danh với những vùng cà phê bạt ngàn, với diện tích hơn 653.000
ha chiếm 91,2% diện tích và 93,2% sản lượng cà phê của cả nước. Cây cà phê
không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội mà có ý nghĩa to lớn về văn hóa,
du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của đại đa số người dân. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay, người nông dân vẫn chưa thực sự
được hưởng sự “thịnh vượng” từ cây trồng có giá trị xuất khẩu tỷ đô đem lại.
Bình luận